Quyền năng của người kể chuyện

Quyền năng của người kể chuyện

10th Grade

15 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

LUYEN TAP BAI "NGUOI O BEN SONG CHAU"  - SUONG NGUYET MINH

LUYEN TAP BAI "NGUOI O BEN SONG CHAU" - SUONG NGUYET MINH

10th Grade

10 Qs

AOT quiz

AOT quiz

1st Grade - Professional Development

12 Qs

gọi bạn

gọi bạn

KG - Professional Development

10 Qs

học cùng hỏi

học cùng hỏi

KG - Professional Development

17 Qs

TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM

TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM

6th - 12th Grade

20 Qs

Quiz 10

Quiz 10

10th Grade

15 Qs

[10] W18 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

[10] W18 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

10th Grade

19 Qs

Câu hỏi Modul 1,2 3

Câu hỏi Modul 1,2 3

1st - 12th Grade

13 Qs

Quyền năng của người kể chuyện

Quyền năng của người kể chuyện

Assessment

Quiz

Arts

10th Grade

Hard

Created by

hien thu

Used 1+ times

FREE Resource

15 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 1. Theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất KHÔNG phải là:

A. Nhân vật  trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ trong tác phẩm

B. Người chứng kiến câu chuyện, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác

C. Người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật.

D. Người xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng  “biết hết” của mình

2.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 2. Phương án nào sau đây KHÔNG phải là quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ nhất trong tác phẩm tự sự?

A. Vừa bị giới hạn năng lực quan sát đối với các nhân vật khác vừa có hiểu biết hạn chế khi kể câu chuyện cuộc đời của nhân vật ngoài mình.

B. Có khả năng khơi gợi sự chân thật, gần gũi, tạo sự đồng cảm ở người đọc, gợi cảm giác như người đọc đang trực tiếp nghe người kể chuyện tâm sự với mình

C. Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi có thể quan sát, kể, tả, bình luận, bày tỏ ý nghĩ, cảm giác của mình về các nhân vật khác

D. Khả năng quan sát toàn tri đối với bản thân kể chuyện thông qua cảm giác, ý nghĩ của mình nhưng lại hạn tri khi kể câu chuyện cuộc đời của nhân vật khác.

3.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 3. Phương án nào sau đây KHÔNG chính xác khi nhận diện đặc điểm của người kể chuyện ngôi thứ ba?

A. Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể.

B. Người kể chuyện ngôi thứ ba có thể quan sát, kể, tả, bình luận, bày tỏ trực tiếp ý nghĩ, cảm giác của mình về các nhân vật khác; có khả năng khơi gợi sự chân thật, gần gũi, tạo sự đồng cảm ở người đọc.

C. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri

D. Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, có khả năng trở thành người kể biết hết mọi chuyện song có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tùy thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.

4.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 4. Vì sao điểm nhìn của ngôi kể thứ ba bao gồm cả điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri?

A. Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba không phải lúc nào cũng là điểm nhìn toàn tri bởi đôi khi có hiểu biết hạn chế đối với các sự việc, sự vật được quan sát, không biết đến ý nghĩ, cảm giác thầm kín của các nhân vật.

B. Điểm nhìn toàn tri là điểm nhìn của một người có cái nhìn thông suốt, biết hết mọi chuyện, biết rõ hành động, lời nói cho đến những cảm giác riêng tư và ý nghĩ thầm kín của nhân vật.

C. Người kể chuyện không phải là một nhân vật trong truyện, không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng từ bên ngoài; biết hết những cảm giác riêng tư và ý nghĩ thầm kín của nhiều nhân vật, có sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt, từ điểm quan sát  ở bên ngoài di chuyển vào bên trong, kể ra ý nghĩ, tâm trạng thầm kín của nhân vật.

D. Điểm nhìn hạn tri là điểm nhìn đặt ở đôi mắt của người kể có thể biết hết mọi thứ về nhiều nhân vật trừ những suy nghĩ, cảm giác thầm kín; có thể biết hết thông tin về các nhân vật nhưng không biết những ý nghĩ, cảm giác riêng tư, có thể ghi lại lời nói, miêu tả hành động, bình luận về các nhân vật nhưng không thâm nhập vào đời sống tâm lí của các nhân vật; hoặc chỉ biết mọi thứ về một nhân vật mà không thể biết mọi thứ về các nhân vật khác

5.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 5. Phương án nào phân biệt chính xác nhất lời người kể chuyện và lời nhân vật?

A. Người kể chuyện, dù ở ngôi thứ nhất hay thứ ba, đều kể chuyện từ điểm nhìn nhất định, qua hệ thống lời kể, miêu tả, bình luận

B. Lời người kể chuyện xuất phát từ điểm nhìn và hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật, các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật được hiển hiện để người đọc tri nhận

C. Lời nhân vật là thuật ngữ chỉ lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật bằng hình thức lời nói trực tiếp (đối thoại) hay gián tiếp (độc thoại, độc thoại nội tâm)

D. Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật; còn lời của nhân vật là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật

6.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 6. Theo anh/ chị, phương án nào nêu đầy đủ và chính xác các phương diện thể hiện quyền năng của người kể chuyện?

A. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc họa trong tác phẩm văn học

B. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở cái nhìn thông suốt, biết rõ hành động, lời nói cho đến những cảm giác riêng tư và ý nghĩ thầm kín của nhân vật cũng như đi đến tận cùng trong cắt nghĩa bản thân

C. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở khả năng biết hết mọi chuyện và sự linh hoạt di chuyển điểm nhìn từ điểm quan sát  ở bên ngoài di chuyển vào bên trong

D. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở những giới hạn trong thâm nhập vào đời sống tâm lí sâu kín của các nhân vật, những bất lực của nghệ thuật trước sự phong phú của cuộc đời.

7.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 7. Phương án nào sau đây thể hiện cách hiểu KHÔNG chính xác về cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học?

A. Là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra

B. Cảm hứng chủ đạo thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải, nhân vật được khắc họa trong tác phẩm văn học

C. Cảm hứng chủ đạo chi phối hình thức thể hiện, toát lên từ toàn bộ tác phẩm cả nội dung và hình thức

D. Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?