Câu hỏi trắc nghiệm về Biển Đông

Câu hỏi trắc nghiệm về Biển Đông

11th Grade

12 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

BÁM BIỂN

BÁM BIỂN

9th - 12th Grade

10 Qs

Luyện tập "Lính đảo hát tình ca trên đảo"

Luyện tập "Lính đảo hát tình ca trên đảo"

10th Grade - University

10 Qs

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

9th - 12th Grade

10 Qs

An toàn Giao Thông 11c

An toàn Giao Thông 11c

11th Grade

12 Qs

Hỏi nhanh đáp xoáy cùng The Patria!

Hỏi nhanh đáp xoáy cùng The Patria!

1st - 12th Grade

15 Qs

Luyện tập "nhanh mắt, nhanh tay"cùng ATGT

Luyện tập "nhanh mắt, nhanh tay"cùng ATGT

11th Grade

10 Qs

SUPER EASY GAME

SUPER EASY GAME

10th - 12th Grade

16 Qs

ALL ABOUT DAYBREAK CLUB!!!

ALL ABOUT DAYBREAK CLUB!!!

11th - 12th Grade

15 Qs

Câu hỏi trắc nghiệm về Biển Đông

Câu hỏi trắc nghiệm về Biển Đông

Assessment

Quiz

Social Studies

11th Grade

Hard

Created by

undefined undefined

Used 2+ times

FREE Resource

12 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Câu 67: Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru - nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…" (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 - 72)

Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.

Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.

Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông.

Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru - nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 68: Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam"

Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.

Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là một trong những đảo lớn, quan trọng (cùng với đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết…ở quần đảo Trường Sa). Hiện nay, trên đảo Trường Sa và một số đảo khác thuộc quần đảo đã thành lập xã đảo thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều công trình dân sinh như sân bay, cột cờ và đài tưởng niệm, trường học, bệnh xá, chùa, cột thu tiếp sóng viễn thông….đã được xây dựng góp phần cải thiện

và nâng cao đời sống của bộ đội và nhân dân trên huyện đảo, đồng thời góp phần củng cố và tăng cường cho công cuộc bảo vệ, thực thi chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa.

Đảo Trường Sa là đảo lớn và quan trọng duy nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

Trên đảo Trường Sa hiện nay, nhà nước ta đã thành lập được xã đảo và xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống nhân dân.

Việc thành lập các xã đảo và huyện đảo Trường Sa là một biện pháp thực thi chủ quyền biển đảo của Đảng và Nhà nước ta.

Việc xây dựng sân bay, trường học, bệnh viện….trên quần đảo Trường Sa nhằm mục đích duy nhất là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Biển Đông có nhiều cấu trúc địa lý như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,… Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa. Đặc biệt, đây là khu vực hình thành và hoạt động nhiều của áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông thường từ tháng 5 đến hết tháng 10. Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.

Sự đa dạng về sinh học ở Biển Đông chỉ chủ yếu tập trung ở các loài động vật.

Một trong những khó khăn của các quốc gia vùng ven Biển Đông là phải thường xuyên đối mặt với bão, sóng thần từ biển.

Các loại thiên tai như bão, sóng thần… ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều xuất phát từ Biển Đông.

Yếu tố quy định sự đa dạng sinh học của Biển Đông là vị trí, địa lý và khí hậu.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tạo thành ngư trường khổng lồ cho đánh bắt hải sản xa bờ. Tại các đảo có thể phát triển ngành đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản,

du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Trên các đảo có thể xây dựng các trung tâm bảo tồn sinh vật biển, nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, do quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cách xa bờ, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước ngọt, bão tố quanh năm, dân cư còn khá thưa thớt nên khó khăn cho xây dựng các cơ sở kinh tế.

Đoạn tư liệu chỉ cung cấp thông tin về tiềm năng và những thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta ở Biển Đông chỉ được hình thành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngành đóng tàu và du lịch là một trong những thế mạnh có thể khai thác và phát triển ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trở ngại duy nhất cho sự phát triển của Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay là dân cư còn quá thưa thớt.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hoá vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, hòn bạc, đổ đổng, khối chì, súng, ngà voi, đổ sứ, đổ chiêm, cùng là vỏ đồi mồi, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều... Đến kì tháng 8 thì về. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.

Đoạn trích trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn trình bày quá trình hình thành và phát triển của quần đảo Hoàng Sa.

Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải nhằm thực hiện quyền quản lý của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đội Hoàng Sa do nhà Nguyễn thành lập gồm 70 người, thực hiện nhiệm vụ của mình tại quần đảo Hoàng Sa định kì hàng năm từ tháng 2 đến tháng 10.

Một trong những nhiệm vụ của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải là khai thác sản vật, thu lượm hàng hóa của những con tàu gặp nạn ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Quá khứ đã sang trang”, “sự kiện 14 – 3” cũng lùi vào dĩ vãng, song lịch sử thì không thể không nhắc nhở… Dù thời gian, năm tháng trôi, những trái tim Việt Nam vẫn không thể nào quên khúc bi tráng của những chiến sĩ hải quân Việt Nam. Trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức (Lữ đoàn 171) từng nói: “Máu

xương hôm qua đổ xuống là bài học để hôm nay chúng ta giữ biển, đảo bằng sức mạnh dân tộc. Trận chiến Gạc Ma đã được ghi trong chính sử Hải quân. Trận chiến ấy là nỗi đau mang hồn Tổ quốc. 64 liệt sĩ đã ngã xuống, mãi mãi bất tử trong lòng nhân dân.

“ Sự kiện 14 – 3” được nhắc đến ở đây chính là cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam chống lại cuộc tấn công của tàu chiến Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.

Sự kiện Gạc Ma được nhắc lại vừa để khơi dậy mối thù hằn dân tộc, vừa để thế hệ trẻ sống có trách nhiệm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Theo trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức, trận chiến Gạc Ma là thất bại của người dân Việt Nam trong lịch sử, nỗi đau ấy cần phải được quên đi.

Tài liệu về trận chiến Gạc Ma hiện nay chỉ được ghi chép trong chính sử của Hải quân Việt Nam.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?