Ôn tập lý thuyết lớp 11

Ôn tập lý thuyết lớp 11

12th Grade

44 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

GDCD 12 - Luyện đề 16

GDCD 12 - Luyện đề 16

12th Grade

40 Qs

ÔN THI TN 2023 005

ÔN THI TN 2023 005

5th - 12th Grade

40 Qs

Công dân bình đẳng Hôn nhân - lao động - kinh doanh - NB+ TH

Công dân bình đẳng Hôn nhân - lao động - kinh doanh - NB+ TH

12th Grade

49 Qs

CD HKII

CD HKII

9th - 12th Grade

46 Qs

GDCD 12 - Luyện đề 006

GDCD 12 - Luyện đề 006

12th Grade

40 Qs

Đề cương GKII-KTPL12-2025

Đề cương GKII-KTPL12-2025

12th Grade

45 Qs

Giáo dục công dân 12

Giáo dục công dân 12

9th - 12th Grade

43 Qs

GDCD 12 - Đề thi thử BGD số 2

GDCD 12 - Đề thi thử BGD số 2

12th Grade

40 Qs

Ôn tập lý thuyết lớp 11

Ôn tập lý thuyết lớp 11

Assessment

Quiz

Education

12th Grade

Medium

Created by

GV Hòa

Used 5+ times

FREE Resource

44 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Khi nói về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, phát biểu nào dau đây là đúng?

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do nền kinh tế có tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do mỗi chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau

Các chủ thể kinh tế có thể hợp tác hoàn toàn để đạt được lợi ích chung mà không cần phải ganh đua hoặc cạnh tranh với nhau.

Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Khi nói về vai trò, tính hai mặt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, phát biểu nào dau đây là đúng?

Tác động tích cực của cạnh tranh tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ lao động và tối ưu hóa nguồn lực

Tạo động lực cho sự phát triển các chủ thể kinh tế không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao trình độ lao động nhằm thu được lợi nhuận cao nhất

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại; gây rối loạn doanh nghiệp khác

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được coi là một phần tất yếu của hoạt động kinh tế tự do và giúp các doanh nghiệp thích nghi tốt hơn với thị trường

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Khi nói về cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, quan niệm nào sau đây là đúng?

Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

Cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định

Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: giá cả các yếu tố đầu vào, kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm, số lượng người tham gia cung ứng.

Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: giá cả hàng hoá, dịch vụ; thu nhập, thị hiếu, sở thích, kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng; giá cả những hàng hoá thay thế;

Cầu có ảnh hưởng đến khối lượng hay cơ cấu của cung, và cung không tác động đến cầu hoặc kích thích cầu trong 1 số trường hợp.

4.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Khi nói về vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế, ý kiến nào sau đây là sai?

Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu giá tăng

Quan hệ cung - cầu là căn cứ để mở rộng sản xuất, kinh doanh khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung lớn hơn cầu, giá giảm

Quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng nên mua khi cung lớn hơn cầu, giá giảm; không nên mua khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.

Giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường

Giá cả chỉ phụ thuộc vào chi phí sản xuất và quyết định của các nhà cung cấp, không liên quan đến việc cung lớn hơn hay nhỏ hơn cầu

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Khi nói về lạm phát trong nền kinh tế, những quan niệm nào sau đây là đúng?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định

Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng

Siêu lạm phát là tình trạng giá cả tăng nhẹ và ổn định, không vượt quá mức lạm phát phi mã, và nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường mà không bị khủng hoảng.

6.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Khi nói về nguyên nhân dẫn đến lạm phát, những ý kiến nào sau đây là sai?

Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.

Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát

Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây lạm phát

Giá cả hàng hóa trên thị trường hoàn toàn độc lập với chi phí đầu vào. Lạm phát chỉ xảy ra khi có sự điều chỉnh từ chính sách tiền tệ của nhà nước, không liên quan đến chi phí sản xuất

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Khi nói về hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế, quan điểm nào sau đây là đúng?

Làm tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thành lên cao.

Tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái

Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút, các nhu cầu tiêu dùng bị tiết chế, giảm thiểu lại

Do quy mô sản xuất bị thu hẹp, nên nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn

Đầu cơ, tích trữ hàng giúp ổn định nguồn cung và giảm sự nhiễu loạn trên thị trường, đảm bảo hàng hóa được phân phối hợp lý.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?