sử đúng sai

sử đúng sai

12th Grade

12 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Đề thi tham khảo - Khoa học xã hội - Lịch sử

Đề thi tham khảo - Khoa học xã hội - Lịch sử

12th Grade

12 Qs

Ôn tập kiểm tra Sử cuối HK1

Ôn tập kiểm tra Sử cuối HK1

12th Grade

13 Qs

gdkt pl

gdkt pl

12th Grade

17 Qs

Quiz về Luật Lao động và Quốc tế

Quiz về Luật Lao động và Quốc tế

12th Grade

7 Qs

BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

12th Grade

16 Qs

Đúng Sai Vật Lí

Đúng Sai Vật Lí

9th - 12th Grade

10 Qs

sử 3

sử 3

12th Grade

12 Qs

Quiz cùng ny anhh nèoo

Quiz cùng ny anhh nèoo

9th - 12th Grade

15 Qs

sử đúng sai

sử đúng sai

Assessment

Quiz

Others

12th Grade

Medium

Created by

Quynh Nguyen

Used 3+ times

FREE Resource

12 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Năm 1989, sau nhiều năm thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo. Đến năm 2021, với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 3,3 tỉ USD, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vững vị trí của Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Thành tựu và bước đột phá này gắn liền với tiến trình phát triển của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 60)

Tư liệu trên nói về một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

Sản xuất lương thực là 1 trong 3 chương trình kinh tế lớn gắn với công cuộc Đổi mới.

Trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam đặt trọng tâm vào sản xuất lượng thực xuất khẩu.

Công cuộc Đổi mới đến nay đã hoàn thành, Việt Nam đang bước vào thời kỳ quá độ.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

"Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các mước xả hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội".

(Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 15, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr-422)

Việt Nam liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao và kết thúc công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không gây ra những biến động lớn về chính trị, xã hội.

Quá trình phát triển ở Việt Nam nhìn chung có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Nền kinh tế công nghiệp ở Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao gắn liền với công bằng xã hội.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85 % GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng kí đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020”.

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31)

Đến năm 2020, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nhờ đổi mới kinh tế thành công, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và xuất khẩu lương thực – thực phẩm đứng hàng đầu thế giới.

Trong thời kì Đổi mới, tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh, nhờ đó, Việt Nam đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Từ khi Đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Ngày 11-3-1951, các đại diện Mặt trận Khơ-me Ít-sa-rắc, Mặt trận Lào Ít-xa-la và Mặt trận Liên Việt của Việt Nam đã họp hội nghị thành lập Mặt trận Đoàn kết Liên minh Việt – Miên – Lào. Hội nghị xác định:

1. Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đều có kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Cuộc kháng chiến của ba dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào hoà bình, dân chủ thế giới. Nhiệm vụ của cách mạng tại ba nước Đông Dương là đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và canh thiệp Mỹ, làm cho ba nước hoàn toàn độc lập, xây dựng ba quốc gia mới, làm cho nhân dân ba nước được tự do, sung sướng và tiến bộ.

2. Thành lập liên minh nhân dân Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, định ra một chương trình hành động chung của liên minh ba nước.

3. Thành lập Uỷ ban liên minh gồm các ông: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Sơn Ngọc Minh, Tu-xa-mút, Xu-pha-nu-vông, Nu-hắc.

4. Công bố một tuyên ngôn nói rõ ý nghĩa và mục đích thành lập Liên minh nhân dân ba nước, gây một phong trào ủng hộ Liên minh đó trong nhân dân ba nước”.

(Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.129 – 130)

Liên minh Việt – Miên – Lào được thành lập vào năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Một trong những cơ sở để thiết lập liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương là các nước có chung kẻ thù.

Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Đông Dương góp phần làm thất bại âm mưu thủ đoạn “chia để trị” của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sự ra đời của Liên minh Việt – Miên – Lào chứng tỏ lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ba nước Đông Dương đã đoàn kết trong chiến đấu.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

“Trong quan hệ của các nước với Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam, mỗi thành viên của Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước được đề cập, và để kiềm chế khỏi sự gây cản trở vào công việc nội bộ của các nước này".

(Trích: Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, ngày 21-7-1954)

Chủ quyền, độc lập, thống nhất và tự do lãnh thổ của Việt Nam được đề cao.

Các nước thành viên cam kết tôn trọng những quyền cơ bản của các nước Đông Dương.

Các nước thành viên bảo đảm về lâu dài sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương.

Các nước thành viên chính thức tuyên bố không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lại, thì tôi rất vui lòng lui.”.(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).

Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Đầu Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.

Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.

Cụm từ “đây là con đường giải phóng chúng ta” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?