đúng sai ktpl

đúng sai ktpl

11th Grade

10 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 8/3

Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 8/3

9th - 12th Grade

10 Qs

LỊCH SỬ TOÀN CẦU HÓA VÀ CÔNG DÂN TOÀN CẦU

LỊCH SỬ TOÀN CẦU HÓA VÀ CÔNG DÂN TOÀN CẦU

9th - 12th Grade

8 Qs

Lớp 11- Bài 9; 10; 11; 12- Kiểm Tra Thường Xuyên Lớp 11

Lớp 11- Bài 9; 10; 11; 12- Kiểm Tra Thường Xuyên Lớp 11

11th Grade

15 Qs

BÀI 11: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

BÀI 11: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

11th Grade

10 Qs

Tự hào biển đảo Việt Nam

Tự hào biển đảo Việt Nam

6th Grade - University

10 Qs

Hiến Pháp

Hiến Pháp

KG - University

15 Qs

Đông Nam Á tiết 2

Đông Nam Á tiết 2

11th Grade

10 Qs

Câu hỏi cho phụ huynh học sinh lớp 10

Câu hỏi cho phụ huynh học sinh lớp 10

10th Grade - University

12 Qs

đúng sai ktpl

đúng sai ktpl

Assessment

Quiz

Other

11th Grade

Hard

Created by

Linh Dương

FREE Resource

10 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của quá trình phát triển nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người, bao gồm cơ hội phát triển và năng lực phát triển của con người. Phát triển con người được phản ánh qua Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển. Con người càng phát triển, sẽ có tác động ngược trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người

Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) là biểu hiện của chỉ tiêu tăng trưởng về con người.

Nhà nước tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích tăng mức sống trung bình của người dân.

Nhà nước căn cứ vào thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện để đo lường chỉ số phát triển con người.

Nâng cao dân trí sẽ tác động thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP có xu hướng giảm xuống, từ mức 38,06 % năm 1986 giảm xuống còn 24,53 % năm 2000 và còn 11,88 % vào năm 2022 (bình quân giảm 0,73%/năm); Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất, từ mức 28,88 % năm 1986 lên mức 36,73 % năm 2000 và đạt mức 38,26 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,26 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, từ mức 33,06 % năm 1986 lên mức 38,74 % năm 2000 và đạt mức 41,33 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,23 %/năm). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường duy nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới.

(Theo: Tạp chí Tài chính, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, ngày 19/11/2023)

Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ.

Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí để giúp nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.

Cơ cấu của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu xây dựng kinh tế.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Tăng trưởng kinh tế là khái niệm để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định và thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nó là tiền đề vật chất để giải quyết hàng loạt vấn đề, đặc biệt là những vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho những người lao động. Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu có. Trong điều kiện toàn cầu hoá, các nước đang phát triển thường lựa chọn tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu.

(Theo: Tạp chí Tuyên giáo, “Tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ngày 12/10/2018)

Sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội là biểu hiện của nền kinh tế đang suy thoái.

Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững luôn là một trong những mục tiêu về kinh tế đối với Việt Nam

Để mọi người có thu nhập cao và ổn định, có cuộc sống ấm no và phát triển con người toàn diện thì các quốc gia phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để giải quyết triệt để vấn đề xoá đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.

(Theo: Tạp chí Công thương, “Lí luận tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

nền kinh tế ở Việt Nam”, ngày 20/9/2020)

Tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế.

Tổng sản phẩm quốc nội và tổng thu nhập quốc dân là các chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52,5% so với năm trước.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023)

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn laođộng ở Việt Nam đi làm việc

ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024)

Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ.

Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động.

Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính.

Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Theo khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam năm 2022, thị trường lao động trong nước chỉ có khoảng 11 % lao động có kĩ năng nghề cao và hơn 26 % người lao động đã qua đào tạo. Đáng chú ý, chỉ 5 % lao động có trình độ tiếng Anh. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực và thế giới. Nếu không chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

(Theo: Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, “Việt Nam đang thiếu nguồn lao động

có kỹ năng nghề cao”, ngày 22/08/2022)

Thông tin trên cho thấy, Việt Nam cần gia tăng tỉ trọng lao động chất lượng cao trên thị trường lao động.

Trong xu thế hội nhập, trình độ tiếng Anh là yếu tố duy nhất góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.

Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, xu hướng chuyển dịch lao động gắn với kĩ năng mềm ngày càng trở nên cần thiết.

7.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

Hà Nội là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế, vào những dịp cuối tuần, B lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, B có thêm nhiều người bạn mới và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của B cũng được cải thiện đáng kể. B cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với nhiều người hơn, mở ra những cơ hội mới trong tương lai.

Việc làm của B thể hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Dịch vụ du lịch tại Hà Nội góp phần làm hài lòng du khách tham quan, không có vai trò trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình tiếp xúc với du khách nước ngoài, B nên tranh thủ học tất cả các yếu tố khác nhau của các nước.

Việc B làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước là việc làm không phù hợp.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?